Làm Mô Hình Khu Công Nghiệp | Sa bàn khu công nghiệp tại Việt Nam
Làm mô hình khu công nghiệp là một trong những hạng mục sa bàn phổ biến hiện nay. Khi tình hình phát triển của các khu công nghiệp tại Việt Nam đang ngày càng mở rộng.
Các nhà máy, khu công nghiệp là vấn đề rất được quan tâm và chú trọng.
Xây dựng mô hình khu công nghiệp xinh thái là chuẩn xu hướng ngày nay
Nói đến việc xây dựng một khu công nghiệp chính xác và thân thiện với với môi trường. Các chủ đầu tư phải khảo xác, tính toán rất kỹ trước khi bắt tay vào xây dựng. Xu hướng tất thế cho khu công nghiệp
Và một trong những công đoạn đó là làm mô hình khu công nghiệp. Qua đây mọi người sẽ thấy được tổng quát cả khu công nghiệp. Thuận tiện cho việc xác định từng khu vực trong khu công nghiệp.
Do đó, các kiến trúc sư và nhóm kỹ thuật làm mô hình phải thực hiện qua nhiều công đoạn. Bám sát bản vẽ thiết kế để tạo ra mô hình kiến trúc khu công nghiệp chuẩn xác.
Điểm nổi bật khi làm mô hình kiến trúc
Trong khu vực sản xuất, mô hình kiến trúc khu công nghiệp. Thường có chức năng giới hạn và định hướng không gian, kết thúc phối cảnh hoặc làm điểm nhấn.
Các công trình khu công nghiệp chủ yếu bao gồm. Các tòa nhà sản xuất phục vụ sản xuất, các công trình kỹ thuật, các thiết bị công nghệ đứng lộ thiên.
Các công trình này tham gia vào không gian trống. Có thể dưới dạng công trình đứng riêng lẻ. Dưới dạng một quần thể công trình với nhiều hình thức và mức độ tập trung khác nhau.
Làm mô hình kiến trúc khu công nghiệp không chỉ cần chuẩn xác về thiết kế. Chi tiết mà còn phải đảm bảo thân thiện với môi trường, không gây ô nhiễm trong quá trình hoạt động.
Đơn vị nào nhận làm mô hình khu công nghiệp nhà máy tốt nhất hiện nay
Công ty mô hình kiến trúc Song Anh là đơn vị nhiều năm trong lĩnh vực làm mô hình. Đã thực hiện rất nhiều dự án mô hình nhà máy lớn nhỏ.
Đòi hỏi độ chuẩn xác trong từng chi tiết cụ thể. Hãy cùng xem qua một số dự án của chúng tôi.
Nhà máy Lixil Nhật Bản nằm ở khu công nghiệp Long Đức, thuộc tỉnh Đồng Nai. Cách TP.HCM-trung tâm kinh tế của Việt Nam 40km từ phía Đông.
LIXIL là nhà máy chuyên sản xuất khung cửa sổ, cửa ra vào. Các sản phẩm ngoại thất trong kiến trúc nhà ở.
Hiện tại chúng tôi chủ yếu sản xuất các loại sản phẩm cho thị trường Nhật Bản. Nhưng trong tương lai, chúng tôi mong muốn sẽ mở rộng đến thị trường Việt Nam và các nước ASEAN.
Dự án làm mô hình nhà máy Peb Steel Tại Vũng Tàu KCN Đông Xuyên có diện tích 8.000 mét vuông nhà xưởng với vốn đầu tư 4 triệu đô la Mỹ.
Sẽ nâng công suất của Cty Nhà Thép PEB tại Việt Nam thêm 18.000 tấn nhà thép tiền chế và kết cấu thép/ năm, đưa tổng công suất của PEB trong khu vực lên 120.000 tấn/ năm.
Mô hình nhà máy Meisheng Textiles được thực hiện bởi công ty mô hình kiến trúc Song Anh và chủ đầu tư dự án là công ty CP Sonadezi Châu Đức.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 6 tháng đầu năm nay, Đông Nam bộ là vùng thu hút được nhiều vốn FDI nhất với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 3,46 tỷ USD, chiếm 54,2% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước.
Các dự án sa bàn khu công nghiệp tham khảo tại Việt Nam
Trong quá trình làm việc tích lũy hơn 10 năm, chúng tôi đã có cơ hội thực hiện nhiều sa bàn khu công nghiệp. Điển hình như:
Mô hình khu công nghiệp VSIP 3 tại Bình Dương
VSIP 3 là khu công nghiệp liên kết giữa Việt Nam và Singapore. Với diện tích lên đến 100ha, tọa lạc tại Xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Đây là một trong chuổi dự án của VSIP trên toàn nước.
Mô hình khu công nghiệp VSIP Cần Thơ
Dự án được khởi công xây dựng vào ngày 09/09/2023. Tọa lạc tại vị trí chiến lược, Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ vươn lên như một điểm sáng mới trong bức tranh phát triển kinh tế – xã hội của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Với quy mô lên đến 900 ha, giai đoạn 1 triển khai trên diện tích 293,7 ha, VSIP Cần Thơ hứa hẹn mang đến một môi trường đầu tư hiện đại, thông minh và bền vững, góp phần gia tăng giá trị cho sản phẩm nông nghiệp địa phương và thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Mô hình khu công nghiệp Sơn Mỹ 1 tại Bình Thuận
Dự án KCN Sơn mỹ 1 được Thủ Tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính bấm nút khởi công vào ngày 30/8. Lễ khởi công diễn ra trong dịp kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh Bình Dương. Dự án có tổng mức đầu tư lên đến 2.300 tỷ đồng và quy mô 1070 ha.
Nhận báo giá làm mô hình khu công nghiệp tại đây
Thông tin mới nhất về khu công nghiệp tại Việt Nam
Các nhà đầu tư FDI ngày càng ưu tiên lựa chọn các khu công nghiệp phát triển bền vững, kết hợp lợi ích kinh tế với trách nhiệm xã hội. Chất lượng KCN cần được nâng cao. Việt Nam đã triển khai mô hình Khu chế xuất (KCX) và khu công nghiệp (KCN) vào năm 1991, nhằm thu hút đầu tư và phát triển kinh tế theo đường lối đổi mới của Đảng. Đến nay, cả nước đã có 435 KCN, KCX với diện tích đất công nghiệp khoảng 90,2 nghìn ha, thu hút nguồn vốn đầu tư lớn, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế – xã hội. KCN và khu kinh tế (KKT) đã trở thành động lực phát triển, thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tạo việc làm, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Sự phát triển của các khu công nghiệp (KCN) tại Việt Nam đã mang đến nhiều lợi ích, song cũng đi kèm những thách thức cần được giải quyết để đảm bảo sự phát triển bền vững và duy trì năng lực cạnh tranh.
Theo ông Trung, một trong những hạn chế lớn nhất là tác động tiềm ẩn đến môi trường sinh thái do hoạt động sản xuất công nghiệp gia tăng. Sự phát triển chưa đồng đều giữa các doanh nghiệp trong KCN và giữa các KCN cũng là một điểm cần lưu ý. Một số KCN còn thiếu hoặc cung cấp dịch vụ chất lượng chưa cao, đồng thời đời sống của người lao động trong một số KCN chưa được đảm bảo.
Để thu hút đầu tư và đảm bảo phát triển bền vững, việc xây dựng KCN theo hướng sinh thái đang trở thành tiêu chí hàng đầu. Nhiều địa phương và nhà đầu tư hạ tầng KCN đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc chuyển đổi này, xem đó là giải pháp cấp bách để tạo lợi thế cạnh tranh dài hạn.
Phát triển bền vững là vấn đề cấp bách cần hành động.
Phát triển bền vững là vấn đề cấp bách cần hành động. Phát triển bền vững không chỉ là lời kêu gọi mà đã trở thành xu hướng tất yếu. Để thu hút đầu tư chất lượng cao và giữ vững vị thế cạnh tranh, Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp sinh thái. Điều này là cần thiết để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư trong bối cảnh làn sóng đầu tư mới.
Để hiện thực hóa mục tiêu này, ông Trung đưa ra 9 lưu ý dành cho các địa phương có khu công nghiệp: Để thúc đẩy hệ thống khu công nghiệp (KCN) trở thành động lực phát triển kinh tế, Việt Nam cần tập trung vào một số trọng tâm chính:
1) Chuyển đổi mô hình KCN: Thay thế các KCN truyền thống bằng mô hình KCN sinh thái và phát triển KCN mới theo hướng công nghệ cao, chuyên ngành.
2) Ứng dụng khoa học – công nghệ: Đưa khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo lên hàng đầu, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghệ và startup phát triển. Đồng thời, ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu & phát triển, ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số, tiết kiệm năng lượng.
3) Thu hút đầu tư có chọn lọc: Tập trung thu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam.
4) Phát triển bền vững: Xây dựng sản xuất, công nghiệp, dịch vụ dựa trên nguyên tắc tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai, kết nối phát triển vùng và hình thành cụm liên kết ngành.
5) Hỗ trợ người lao động: Phát triển hạ tầng xã hội và bảo đảm môi trường bền vững trong KCN, bao gồm quy hoạch nhà ở, tiện ích công cộng cho người lao động.
6) Nâng cao hiệu quả quản lý: Thực hiện nghiêm ngặt pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng nhà máy xử lý nước thải. Cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, áp dụng cơ chế một cửa tại ban quản lý KCN để hỗ trợ nhà đầu tư.
7) Tăng cường năng lực cạnh tranh: Nâng cao năng lực cạnh tranh của KCN thông qua cải thiện cơ sở hạ tầng, đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.
8) Ứng dụng quản lý tiên tiến: Phát triển mô hình KCN dựa trên quản lý tiên tiến, ứng dụng chuyển đổi số, khoa học công nghệ, hợp tác cộng sinh trong sản xuất, sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu, năng lượng, tài nguyên, chia sẻ dịch vụ.
9) Thúc đẩy môi trường đầu tư thuận lợi: Thực hiện cơ chế “một cửa, tại chỗ” để tối ưu hóa thủ tục hành chính cho doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Với những giải pháp này, hệ thống KCN Việt Nam sẽ đóng vai trò động lực quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, thu hút đầu tư quốc tế và tạo ra những bước phát triển bền vững cho nền kinh tế.