Mô hình đồ án sinh viên – mô hình kiến trúc
Mô hình đồ án sinh viên là một dạng sa bàn với quy mô vừa đủ. Thể hiện lại toàn bộ dự án, ý tưởng mà các sinh viên muốn thực hiện. Để có thể làm đồ án hay để trưng bày.
SA BÀN KIẾN TRÚC SINH VIÊN
Sa bàn sinh viên là một mô hình với nhiều sáng tạo và nhiều ý tưởng mới lạ. Với nhiều sáng kiến cho ra những thành phẩm khác nhau. Luôn mang đến những sa bàn ấn tượng và phù hợp nhất.
Sa bàn kiến trúc như một bản đồ thu nhỏ của một dự án, hay một nội dung mà khách hàng muốn thể hiện. Qua đó, chúng ta dựa trên những bản thiết có sẵn và thi công cẩn thận. Để có thể đem lại một sản phẩm sa bàn chất lượng.
Một sa bàn luôn thực hiện cụ thể và sinh động nhất. Giúp các sa bàn sinh viên hoàn thành những đồ án tốt nghiệp. Cũng như để có thể trưng bày mô hình, cho các khách hàng tham khảo.
Luôn đem đến những sản phẩm mô hình phù hợp nhất. Với mẫu mã và kiểu dáng ấn tượng. Sa bàn sinh viên được thể hiện sinh động nhất qua những bàn tay các kỹ thuật viên. Đem đến sự thu hút lớn cho nhiều người.
Mô hình đồ án sinh viên
Sa bàn sinh viên được thực hiện dựa trên các bảng thiết kế có sẵn. Có đầy đủ kích và từng chi tiết bộ phận. Cũng như những dự án sa bàn khác. Nhưng quy mô sẽ nhỏ hơn so với việc thể hiện các dự án sa bàn kiến trúc.
Cách thực hiện vẫn giống như cách thực hiện những mô hình khác. Đều được đo đạc cẩn thận để có thể đưa ra những bộ phận mô hình hoàn chỉnh nhất.
Được đưa ra với nhiều ý tưởng mới lạ. Nhưng cũng có nhiều ý tưởng cổ điển, thể hiện nét đẹp Việt Nam qua những nét văn hoá, đơn sơ và mộc mạc. Cũng như tôn vinh lên nét đẹp của Việt Nam bằng cách thể hiện qua mô hình.
Kiến trúc văn hoá dân tộc
Là một dạng mô tả lại những nét văn hoá dân tôc Việt Nam. Những nét đặc trưng mà người Việt có. Những nét đơn sơ, bình dị mà đem lại sự thoải mái, ấn tượng cho mọi người.
Ở đây, sa bàn thể hiện được lại một nét đơn sơ, mộc mạc của một nét văn hoá người Việt đang gìn giữ và phát triển. Những ngôi nhà sàn Tây Nguyên được thực hiện bởi sinh viên.
Thiết kế và thực hiện sinh động của từng khối nhà mô hình được thể hiện như thật. Với từng đường nét của ngôi nhà được thể hiển chân thật và hài hoà.
Bởi những sa bàn được thực hiện khá sinh động trong từng góc nhìn của nhiều người. cách thể hiện từng bộ phận, đến đường nét, đến những tán cây, con người,… đều đem lại một nét mộc mạc, giản dị và yên bình. Chân thật đến mức nêu lên được sự nổi trội về văn hoá Việt Nam.
Thực hiện sa bàn
Thực hiện sa bàn sinh viên là những kỹ thuật viên tại công ty Song Anh. Mang đến một sa bàn sinh động và ấn tượng cho các bạn. Đồng thời giúp các bạn những bộ phận mô hình khó thực hiện và cần tính thẩm mỹ cao.
Cũng như đòi hỏi những quá trình lắp ghép chuyên nghiệp. Tạo thành một sa bàn hoàn hảo và ấn tượng. Đem lại một cái nhìn tổng quan hơn về dự án mà các bạn muốn thực hiện.
Đồ án mô hình kiến trúc
Mô hình kiến trúc là một công cụ hữu ích trong môi trường giảng dạy và học kiến trúc.
Có thể khẳng định rằng sinh viên ngày nay nói chung, sinh viên kiến trúc nói riêng ngày càng bộc lộ được sự năng động, thông minh và sáng tạo.
Trong các cuộc thi về kiến trúc, đối tượng đoạt giải là sinh viên hoặc những KTS trẻ chiếm tỷ lệ ngày càng lớn. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng cần phải nhìn nhận một vấn đề rất đáng lo ngại, đó là tính ứng dụng thiết thực trong các đồ án thiết kế của các bạn trẻ này.
Trong khuôn khổ đồ án mô hình kiến trúc, sinh viên cần lưu ý những vấn đề sau:
Lên kế hoạch cho đồ án mô hình kiến trúc
Theo thống kê tại các trường xây dựng, thì có tới 50 – 60 % đồ án mô hình kiến trúc của sinh viên bị sai về nguyên lý kiến trúc và lỗi kỹ thuật do chưa nắm được nguyên lý giải quyết vấn đề. Sinh viên hiện nay chủ yếu nặng về tính thẩm mỹ, tính hình thức và còn “bay bổng” quá nhiều dẫn đến những điều thiếu thực tế.
Do đó sinh viên trước tiên phải biết mình cần gì, sau đó mới đi tìm hướng giải quyết, và hướng giải quyết đạt hiệu quả tới đâu thì phụ thuộc vào kinh nghiệm của mỗi người. Không phải mình cứ muốn gì là áp đặt lên mà cần phải quan tâm xem đối tượng mình thiết kế là cái gì? Phục vụ cho ai? Sinh viên không được muốn thế này, muốn thế kia mà phải là từ đề tài, làm mô hình cho cái gì, mục đích của mô hình là gì, những gì mô hình cần phải truyền tải thông tin,.. Rất ít sinh viên có đủ tiền và các nguồn vật liệu để làm một mô hình thể hiện đầy đủ mọi thứ cho một đồ án. Do đó cần chọn một khía cạnh nào đó của thiết kế mà mô hình có thể thể hiện tốt nhất. Đây chỉ là một yếu tố nhỏ nhưng không phải ai cũng hiểu rõ.
Có những đồ án của sinh viên khi thiết kế một khu vui chơi lại nghĩ luôn đến việc sẽ trang trí những gì mình thích vào đó như con Rồng uốn lượn chẳng hạn mà quên mất là nghĩ đến đối tượng sử dụng. Khi hỏi một sinh viên rằng tại sao bạn lại làm thế này, sao lại bố trí con rồng thế này?… Sinh viên đã không lý giải được những nguyên lý lôgic về kỹ thuật cần có để tạo nên phương án mà chỉ đơn thuần là thấy nó đẹp, hoành tráng. Đây là lỗi thường thấy ở các sinh viên hiện nay khi thực hiện đồ án.
Tỉ lệ mô hình kiến trúc nên chọn thế nào?
Khi đã có quyết định mô hình của mình cần thể hiện những gì, thì bước kế tiếp khá quan trọng là phải tính toán kỹ lưỡng diện tích của khu vực làm mô hình mà mình muốn trình bày chi tiết đến mức nào để cho ra một tỉ lệ thích hợp cho mô hình.
Nếu mục đích của mô hình chỉ là để trình bày chính công trình thì bạn có thể xem xét tỉ lệ 1:200 hoặc thậm chí tỉ lệ 1:100. Ở các tỉ lệ này bạn có thể hiển thị các cửa sổ, cửa đi, ban công…Tuy nhiên, nếu mục đích của bạn là để minh họa cho một khu vực cụ thể hoặc yếu tố chi tiết rõ ràng hơn của công trình thì bạn phải cần đến cái to hơn, tỉ lệ 1:50 quy mô hoặc thậm chí ở tỉ lệ 1:20.
Bất kể mục đích mô hình của bạn là gì, có thể hiểu được rằng tỉ lệ sẽ cho phép bạn làm việc thực dụng, các lựa chọn khả thi cho đồ án cụ thể của bạn.
Phương pháp làm mô hình kiến trúc và vật liệu
Trước tiên phải biết khả năng của mình tới đâu, có thể làm được những gì với khoảng thời gian, không gian, vật liệu và phương tiện mà mình có sãn. Không nên cố gắng làm một mô hình quá chi tiết mà mình biết sẽ không hoàn thành được. Rất nhiều trường hợp sinh viên đã không hoàn thành mô hình kiến trúc của mình, đơn giản là do họ quá chăm chuốt và cố gắng trình bày quá nhiều dẫn đến tiêu tốn quá nhiều thời gian, công sức và tiền bạc khiến cho những phần quan trọng khác của kế hoạch phải hoàn thành một cách vội vã hoặc không làm một chút nào.
Do đó sinh viên cần phải biết cân bằng hợp lý để tập trung thực hiện và trình bầy tổng thể một cách đầy đủ.
Về màu sắc của mô hình, nếu như có đủ tự tin về cách phối màu cho mô hình thì sinh viên có thể thực hiện vì đó là một phần sống động của những gì mà mô hình của bạn đang cố gắng để trình bày. Còn không thì nên để cho mọi thứ đều là đơn sắc(Ví dụ: trắng, có thể trông rất kiến trúc, phong cách và an toàn cho bài trình bày của mình, vì việc sử dụng màu sắc không khéo và linh hoạt có thể khiến mô hình trở nên tồi tệ hơn.
Đồ án mô hình kiến trúc của bạn phải luôn trình bày trên một chân nền tốt, vững chắc và góc cạnh vuông vức điều này có thể cải thiện được vẽ bề ngoài cho mô hình của mình.
Vật liệu làm mô hình nên chọn những vật liệu mềm, dễ cắt như bìa hoặc xốp, những gì tương tự thông dụng có thể tại những cửa hàng như gỗ balsa, gỗ bồ đề, dao, kéo,.. Nếu như không muốn động vào máy móc.
Nếu muốn đạt được một sự hòan thiện cho mô hình của mình thì những đường cắt nên cố gắng cắt vuông vắn, tỉ mĩ cho từng khâu làm việc vì khi một giai đoạn sai sẽ kéo theo những giai đoạn sai theo.
Để an toàn và đẹp khi cắt, nên cẩn thận cắt bằng vài đường cắt cho dù dao bạn cắt có tốt đến đâu.
Điều cuối là dùng mọi khả năng có thể để tìm kiếm loại vật liệu cần thiết cho mô hình của mình bởi vì một vài vật liệu sẽ rất khó khăn để tìm thấy trên thị trường. Click xem địa điểm mua vật liệu làm mô hình
Trên đây là những kinh nghiệm khi làm đồ án mô hình kiến trúc để rút ngắn khoản thời gian cho đồ án hoặc những dự án mô hình. Chúc các bạn thành công!